Lắng nghe có thể cũng là một hình thức của thiền, vì nó đòi hỏi sự chú tâm, kiềm chế và một mức độ im lặng nào đó Sử dụng phương cách
Lắng nghe con mình

Lắng nghe có thể cũng là một hình thức của thiền, vì nó đòi hỏi sự chú tâm, kiềm chế và một mức độ im lặng nào đó. Sử dụng phương cách ‘chủ tâm mà không phê phán’ mà chúng ta vẫn thực tập trong các khóa tu thiền, ta sẽ giữ không để những suy nghĩ, ý kiến của mình xen vào trong lúc lắng nghe, để hoàn toàn chú tâm vào cái ‘thực tại’ của người nói.
Khi con cái chúng ta biểu lộ những tình cảm như là buồn bã, hay tức giận, là chúng tạo cơ hội để ta có thể trở thành một người mà chúng tin cậy, một cơ hội để ta dạy cho con cái biết rằng các xúc cảm là bình thường và có những cách để đối phó với các tình cảm tiêu cực này một cách khôn ngoan.

Sau này khi con cái đến tuổi vị thành niên, chúng phải đối mặt với những thử thách nặng nề hơn, lúc đó chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những người đồng minh đáng tin cậy của chúng. Một Phật tử đã nói rằng việc chăm chú lắng nghe hai con của bà là cách tu tập tốt nhất cho bà.  

Tìm được thời gian để lắng nghe con cái với chánh niệm, cũng là một vấn đề. Ngoài ra để có thể lắng nghe một cách hữu hiệu, ta cần tạo ra một môi trường yên tĩnh thích hợp, cũng như sự cởi mở và kiên nhẫn. Dầu công việc này có vẻ đòi hỏi nhiều nỗ lực từ cha mẹ, nhưng nó sẽ đem lại những kết quả lâu dài. Khi cha mẹ tạo điều kiện để cho con cái được biểu lộ những cảm xúc tâm lý đầy đủ, chúng sẽ có thể phát triển bình thường mà không phải đè nén cảm xúc, là điều có thể khiến chúng trở thành khép kín, lạnh lùng. 

Lắng nghe mà không phê phán

Đôi khi có những việc đối với con cái chúng ta là vấn đề, nhưng đối với người lớn chúng ta, là rất buồn cười. Nhưng cho dù đó là một con ma trong tủ, một đứa trẻ hàng xóm hay bắt nạt, hoặc một cây viết bị đánh cắp, cũng là vấn đề rất quan trọng đối với đứa trẻ. Chúng ta phải tạm dừng cái nhìn người lớn của mình và xem xét vấn đề từ cái nhìn của đứa trẻ, để đi vào thế giới của chúng, để hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Khi ta nói, “Đừng trẻ con như thế,” hay “Đừng nhạy cảm như trẻ con,” là ta đã coi thường sự quan tâm của chúng, đứa trẻ cảm thấy như là thực tại của nó không quan trọng hay không rõ ràng.

Hãy để  chúng nói 

Khi con bạn bực tức, hãy dành cho chúng cơ hội để trút ‘bầu tâm sự’. Hãy nói ít và khuyến khích chúng bằng những câu “Nói tiếp đi,” “Ừ hử” – hay là có thể giữ im lặng. Rất khó tránh được thói quen muốn nhảy ngay vào vấn đề với một giải pháp hay ngắt ngang câu chuyện của con bạn, đứa trẻ cần có cảm giác được lắng nghe. Hãy khoan đưa ý kiến hay kinh nghiệm của bản thân bạn vào –‘Con nói làm ba/ mẹ nhớ lại lúc …’ và giữ sự chú tâm vào vấn đề của đứa trẻ: nhiều đứa trẻ không muốn tâm sự với cha mẹ, vì chúng không được lắng nghe.

Hãy để con bạn cảm thấy được cảm thông

Thay vì tra vấn con cái với quá nhiều câu hỏi, hãy lặp lại những gì chúng nói – tóm tắt ý của chúng mà không thêm lời phê phán.  Thí dụ:

Con: Cây vợt của con mà mấy đứa bạn không cho con chơi.  

Cha/Mẹ: Vậy là tới phiên (lượt) con mà bạn con không cho con vào chơi.

Đứa trẻ sẽ cảm thấy được thông cảm và muốn tiếp tục câu chuyện hơn là trả lời các câu hỏi.

Hãy để con bạn tự giải quyết vấn đề

Hãy để con bạn quyết định sẽ giải quyết vấn đề của chúng như thế nào, dầu chúng ta khuyên chúng phải làm gì có vẻ dễ dàng hơn. Tuy chúng ta có mặt để hướng dẫn chúng và đưa ra những lời khuyên, hãy để cho chúng được nhiều kiểm soát trong quá trình giải quyết vấn đề, theo khả năng của chúng. Điều này sẽ khiến con bạn trở nên tự tin, sẽ biết giải quyết vấn đề tốt hơn khi không có bạn bên cạnh. Hãy hỏi con bạn: 

- Con nghĩ con phải làm gì? 

- Con sẽ làm gì nếu cách giải quyết đó không thành công?

- Con đã thử giải quyết như thế nào rồi?

Hãy kiểm tra lại sự lựa chọn của con bạn, dựa trên các giá trị đạo đức của gia đình bạn: Cách giải quyết đó có công bằng không? Có tôn trọng sự thật không? Có quan tâm đến người khác không? Có làm cho ai bị tổn thương không?

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, vấn đề chỉ được giải quyết sau khi bạn đã chăm chú lắng nghe con bạn và đã phân tích sâu sắc các cảm xúc của chúng. Khi có ai đó muốn giải quyết vấn đề cho chúng ta trước khi ta có cơ hội giải thích cặn kẽ là một điều rất khó chịu.

Hãy thực hành chánh niệm. Hãy quán sát cảm xúc, phản ứng của bản thân bạn và tự hỏi, ‘Tôi cần phải làm gì trong hoàn cảnh này?’ ‘Tôi có nên bày tỏ ý kiến hay giữ im lặng?’ Chúng ta cần phải thận trọng, rốt ráo trong sự suy nghĩ của mình, và sẵn lòng học hỏi từ những sai lầm của mình.  Sau đó, bạn nên quán tưởng lại những gì đã xảy ra giữa bạn và con bạn trong quá trình giải quyết vấn đề.  ‘Tôi có tạo áp lực cho con không?’ ‘Tôi có dành cơ hội cho con bày tỏ quan điểm của nó không?’ ‘Tôi có tự đưa ra cách giải quyết theo ý mình không?
  Theo: Sách Phật pháp cho mọi người

Về Menu

lắng nghe con mình lang nghe con minh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ngày của mẹ 普提本無 mon 지장보살본원경 원문 mét 仏壇 通販 Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ sự sống và sự chết trong phật giáo bảo Ï Béo phì và những biến chứng nguy hiểm ba L谩 Vai trò của người truyền đạo vì sao thắp hương kính phật cả đời kien truc chua khmer trùng tang là gì có hay không chua dieu an Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa Nhớ Để ngăn ngừa bệnh tim và tiểu giàu y鎈 Đau lưng làm tăng nguy cơ tử vong ở về xin giả một số nghi lễ trong phật giáo Thuốc giảm cholesterol làm tăng nguy giao tam cau chuyen y nghia ve qua bao khi giet dong vat bat nha va tinh Chùa Thiền Tôn 2 tổ chức lễ húy kỵ 8 3 cua nhung vi bo tat giuacho doi Cổ Ngàn năm giọt nước có buồn không đừng biến mình thành công cụ của trò tinh cach tuc thoi Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra nhiều Nét chương xii về trí bân và giải hàn trùng sức khỏe i Thêm nhiều công dụng của thiền được Kỷ niệm 75 năm ngày Tổ Phi Lai viên Một Cõi Đi Về quách